Theo đó, trong thời gian hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp kiếm tiền từ video youtube xấu độc. Trong đó có cả các trường học ở Việt Nam cũng bị lấn sâu trong vũng bùn này.
Một số thông tin được chia sẻ trên trang cuocsongso.org được biết, cơ quan mẹ đứng đầu youtube đã phát hiện ra 55.000 video có nội dung bạo lực, xấu độc và vi phạm pháp luật, phát tán tin giả. Trong số lượng đó có thêm 40 doanh nghiệp ở Việt Nam và các trường đại học đang nhằm kiếm lợi từ những video này.
Cũng theo những thông tin gần đây, phía YouTube đã gỡ bỏ khoảng 8.000 clip bẩn khỏi nền tảng của họ trong 1,5 năm qua theo yêu cầu của phía Việt Nam. Cũng theo những dữ liệu đã cập nhật được thì Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng đầu thế giới về việc sản xuất video từ Youtube kiếm tiền từ các video xấu độc hại. Nếu như cứ 10 đồng kiếm được từ các video sai phạm thì sẽ có 5,8 đồng là các video có nguồn gốc từ Việt Nam.
Theo đó, để đánh giá những video có nội dung sai phạm lớn thì do 3 nguyên nhân sau: Đó là quản lý nội dung lỏng lẻo, không kiểm soát được nội dung quảng cáo và cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp. Theo những đánh giá của cơ quan chức năng nhận định rằng sự phối hợp của 2 bên vẫn là bị động, mới chỉ giải quyết được một số phần nào còn khi có yêu cầu gỡ bỏ video độc hại thì mới thực hiện gỡ bỏ thay vì gỡ bỏ cả kênh có nội dung xấu độc hại. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ cả kênh có nội dung xấu độc hại khả quan hơn việc bạn chỉ gỡ bỏ từng video một. Việc này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến những cá nhân đang dùng mạng, đặc biệt là trẻ em nên vấn đề này cần làm triệt để và rõ ràng nhất.
Bên cạnh đó, những nội dung xấu chỉ chiếm 0,1% số lượng video trên Youtube, nhờ có tính năng gợi ý của youtube mà những nội dung này càng lan rộng rất nhanh và nó gây đến những tác động lớn. Những tác động này sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến một số phần tử yêu thích ứng dụng này.
Đặc biệt là trên những kênh có nội dung vi phạm pháp luật vẫn được youtube bật chức năng kiếm tiền. Nhiều video kiếm được 100-300 USD, trở thành nguồn thu đáng kể với các đối tượng sản xuất nội dung chống phá. Nguồn tiền này lại đến từ chính các nhãn hàng, doanh nghiệp trong nước. Do đó cần phải ngăn chặn những video xấu độc hại bằng bất cứ giá nào.
Nếu như không ngăn chặn được những video này thì cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.